Câu chuyện thứ nhất: “Giống là đặt”
Đặt ẩn phụ, đặt biến phụ,… cứ giống là đặt – một phương pháp, một kỹ năng toán học rất hay dùng [1], giúp giải quyết bài toán đã cho trở nên đơn giản hơn.
Khi nào thì có thể đặt
Khi bài toán có chứa các đại lượng, yếu tố “giống” nhau hay cùng “một giống” :D. Chẳng hạn, gọi là các học-sinh-nam vì các học-sinh đó có cùng một giống và cũng như vậy với các học-sinh-nữ 😀 hiển nhiên các học sinh nam và nữ đều còn được gọi là học-sinh vì cùng giống nhau là … chứ không phải là vì cùng “một giống” 😀
Đặt như thế nào?
Khi các đại lượng, số hạng có cùng “một giống” thì ta thường chọn “con giống” có “bậc thấp nhất” để đặt. Vì khi đó, các “con giống” có bậc cao hơn sẽ dễ dàng được biểu diễn qua “con giống” đã chọn. 😀 [2]
Vậy bạn hãy nhớ: “Giống là đặt”
(Đang cập nhật …)
Chú thích
- Rất hay dùng với các bài toán liên quan đến phương trình, hệ phương trình, nguyên hàm, tích phân, hàm số,… [↩]
- Mục này được bổ sung thêm vào 20/04/2014 [↩]
Bạn lại nhầm. Không phải chỉ giống mới đặt. Có nhiều thí dụ minh hoạ cho điều này đấy. Chẳng hạn nhiều bài tính tích phân khi đổi biến : t = a + b – x thì làm gì có “giống” ở đây?
Cảm ơn thầy ghé thăm blog của em. Hì hì, em viết “Giống là đặt” chứ em không khẳng định “Chỉ giống mới đặt”. 😀
Bởi vì anh viết “Khi nào thì ta có thể đặt? Khi bài toán có chứa các đại lượng, yếu tố “giống” nhau hay cùng “một giống”” nên người ta hiểu nhầm đó. Viết là “Một tình huống có thể đặt là khi bài toán…” thì sẽ rõ ý, không gây băn khoăn cho người đọc.
Ừ, nhỉ. Cảm ơn em! Anh nên viết là “Khi nào thì ta có thể đặt? Chúng ta chưa có câu trả lời tổng quát cho câu hỏi đó, nhưng nếu bài toán có chứa các đại lượng, yếu tố “giống” nhau hay cùng “một giống” 😀 thì ta có thể đặt.”
Thầy Nhất bảo ông nhầm là đúng rồi. Viết như vậy ai chả hiểu nhầm.
Copy lại bình luận cũ trước đây ở bài này của thầy Lê Thống Nhất :
Bạn lại nhầm. Không phải chỉ giống mới đặt. Có nhiều thí dụ minh hoạ cho điều này đấy. Chẳng hạn nhiều bài tính tích phân khi đổi biến : t = a + b – x thì làm gì có "giống" ở đây?
Em chào thầy, cảm ơn thầy ghé thăm blog của em. Hì hì, em viết "Giống là đặt" chứ em không khẳng định "Chỉ giống mới đặt". 😀
Khi các số hạng có cùng "một giống" thì ta thường chọn "con giống" có "bậc thấp nhất" để đặt. Vì khi đó, các "con giống" có bậc cao hơn sẽ dễ dàng được biểu diễn qua "con giống" đã chọn. 😀 Kĩ năng này rất hay dùng với các bài toán liên quan đến phương trình, hệ phương trình, nguyên hàm, tích phân, hàm số,…