Bạn đang đọc phần 2 của loạt bài viết “Cách chọn cơ số trong phương pháp logarit hóa”. Nếu bạn chưa đọc phần 1, mời bạn đọc phần 1 xong đã.
Ở phần 1 chúng ta đã rút được kinh nghiệm rằng: Khi việc lấy logarit hai vế theo 1 trong 2 số là như nhau thì việc chọn cơ số là cơ số của vế trái sẽ cho chúng ta lời giải gọn hơn. Tuy nhiên, các cơ số trong phương trình mũ không phải lúc nào cũng có vai trò như nhau. Khi đó việc chọn cơ số sẽ căn cứ vào đâu?
Hãy xét ví dụ sau:
1. Ví dụ
Phân tích
* Rõ ràng hai cơ số 5 và 3 là không như nhau, vì khi đổi chỗ chúng cho nhau thì phương trình cũng thay đổi. Sự không như nhau là do mũ của hai lũy thừa không như nhau, một cái là biểu thức bậc nhất của
* Phát biểu bài toán một cách chính xác là chúng ta có một phương trình mũ mà các mũ lại là các biểu thức không đồng bậc của
* Lũy thừa với mũ bậc thấp là
BĐ | Logarit hóa theo cơ số của lũy thừa với mũ bậc thấp LG1 |
Logarit hóa theo cơ số của lũy thừa với mũ bậc cao LG2 |
---|---|---|
|
|
|
1 |
|
|
2 |
|
|
3 |
|
|
4 |
|
|
5 |
|
|
* Dễ thấy rằng hai hướng giải là khá tương đương, cả hai đều dẫn về một phương trình bậc hai và sự khác biệt chỉ bắt đầu ở biến đổi thứ 4. Trong khi phương trình ở LG1 có hệ số đi kèm với
* Nhưng hệ số đi kèm với
2. Bài học về logarit hóa
Khi lấy logarit hai vế của phương trình với các mũ không đồng bậc thì ta nên chọn cơ số là cơ số của lũy thừa có mũ bậc cao hơn. Khi đó sẽ thu được kết quả với công thức nghiệm gọn hơn.
Hiểu như thế, bạn sẽ biết ngay cần logarit hóa hai vế của phương trình
theo cơ số nào: 3 hay 2 hay 4?1
Nhưng với phương trình sau đây thì sao?
3. Ứng dụng
Phân tích
* Bạn sẽ không trả lời ngay được là nên lấy logarit hai vế với cơ số nào: 5 hay 8 và tại sao phải không? Hiển nhiên rồi, vì phương trình bây giờ đã khác so với phương trình trước:
Trước | Bây giờ |
---|---|
|
|
– Nếu mũ của các lũy thừa trong phương trình trước là các đa thức của biến
– Trong phương trình trước, vì các mũ đều là các đa thức của
* Mấu chốt của bài toán bây giờ là trả lời câu hỏi: Trong 2 lũy thừa:
– Bạn sẽ vẫn lúng túng phải không?
– Hãy bình tĩnh, hãy nhớ lại xem, chúng ta đã từng có kinh nghiệm tương tự nào khi so sánh 2 đại lượng như vậy: Một phân thức và một đơn thức? “Không, mình chả nhớ được kinh nghiệm nào cả” 😀 Đúng vậy, cả hồi học phổ thông, mình chưa bao giờ thấy-nghe-đọc-gặp ai nói về vấn đề như thế này.
– Tuy nhiên, chúng ta có một kinh nghiệm “gần giống”, đó là so sánh 2 phân số không cùng mẫu số – một bài học khi chúng ta làm quen với phân số ở lớp 4. Bài học đó là “Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi so sánh các tử số của hai phân số mới.”. Hãy thử áp dụng nó cho tình huống của chúng ta.
– Ta có:
* Quay lại với câu hỏi ban đầu: Lấy logarit hai vế với cơ số của lũy thừa
* Trước khi lấy logarit hai vế, chúng ta có thể quy cơ số của các lũy thừa về các số nguyên tố
Lời giải
* Điều kiện:
* Đáp số:
4. Bình luận
* Qua 2 ví dụ, chúng ta có kinh nghiệm so sánh bậc của các đa thức với đa thức và đa thức với phân thức. Một câu hỏi tự nhiên đặt ra, thế còn muốn so sánh bậc của đa thức với căn thức thì làm thế nào? Câu trả lời là món quà dành cho những ai muốn khám phá. 🙂
* Và hơn thế nữa, chúng ta không chỉ có các phương trình mũ với mũ là đa thức, phân thức, căn thức mà còn có cả những biểu thức loại khác nữa, như lượng giác,… Rất nhiều câu hỏi cho bạn khám phá và tôi chỉ có thể “Chúc bạn may mắn!” mà thôi 😀
* Ở ví dụ 1, có thể chia cả hai vế cho 15 rồi lấy logarit hai vế
và ta cũng thu được kết quả.
* Ở ví dụ 2, ngoài cách dùng phương pháp logarit hóa, chúng ta có thể giải theo hướng dồn hết các lũy thừa về vế trái còn vế phải bằng 1. Bạn cũng có thể thử nghiệm logarit hóa với cơ số 2 xem sao hoặc thậm chí là một cơ số khác cả 5 và 2 – một số không phải là cơ số của các lũy thừa có trong phương trình. Số
5. Nguồn gốc. Hình thức và bản chất
* Ví dụ 2 ở trên là một câu hỏi của đề thi môn toán trong kỳ thi tuyển sinh vào trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 1998.2
* Tong các tài liệu về phương trình mũ, nó được nhiều tác giả lấy làm ví dụ minh họa cho phương pháp logarit hóa. Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu đó đều lấy logarit hai vế với cơ số 2 – cơ số của lũy thừa có mũ với vẻ ngoài “cồng kềnh”.
* Với các phương trình tương tự, chẳng hạn
thì hầu hết nhiều người cũng đều lấy logarit hai vế với cơ số của lũy thừa có mũ với vẻ ngoài “cồng kềnh” và thu được một kết quả cũng cồng kềnh.
“ | Vẻ ngoài của sự việc có thể khiến ta không nhìn thấy bản chất của nó. Nhiều lúc sự thật không như ta thấy. | ” |
— Thapsang.vn |
Hết phần 2, mời bạn đón đọc phần 3 của bài viết. Hãy đăng kí nhận tin hoặc like fanpage để nhận được thông báo khi có phần tiếp theo nhé.