Từ dữ liệu điểm thi của 882239 thí sinh năm nay, kết hợp với dữ liệu và phương pháp xử lý, thống kê mà tác giả đã công bố trong bài viết năm ngoái “Tỉ lệ thí sinh đạt 27 điểm trở lên trong 3 năm thi THPT Quốc Gia 2016 – 2018“, tác giả lập được biểu đồ của 4 năm, từ 2016 – 2019, như dưới đây.
Việc sử dụng biểu đồ hình cột dạng “Stacked column” (Xếp chồng) cho tỉ lệ điểm thi của 4 năm liên tiếp giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về sự gia tăng hay thụt giảm của tỉ lệ này của mỗi địa phương. Ngoài ra cũng phần nào phản ánh “thế mạnh” truyền thống trong việc học theo khối của một số địa phương.
1. Biểu đồ khối A
Biểu đồ khối A cho thấy Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Dương, Nam Định, Bắc Giang,… là các địa phương có truyền thống mạnh về khối này. Thể hiện ở chỗ năm nào các địa phương trên cũng có thí sinh đạt mức 27 điểm.
Xem bảng tỉ lệ của biểu đồ này trên Thư viện Khoa học VLOS
2. Biểu đồ khối A1
Ở khối A1 thì các địa phương Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tĩnh có truyền thống: Năm nào cũng có thí sinh đạt mức 27 điểm.
Xem bảng tỉ lệ của biểu đồ này trên Thư viện Khoa học VLOS
3. Biểu đồ khối B
Ở khối B, Vĩnh Phúc, Cần Thơ, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Hưng Yên có sự gia tăng mạnh về tỉ lệ này trong năm 2017.
Xem bảng tỉ lệ của biểu đồ này trên Thư viện Khoa học VLOS
4. Biểu đồ khối C
Ở khối C, các địa phương Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Thanh Hóa năm nào cũng có thí sinh đạt 27 điểm.
Xem bảng tỉ lệ của biểu đồ này trên Thư viện Khoa học VLOS
5. Biểu đồ khối D
Ở khối D, các địa phương Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng,… thể hiện “thế mạnh” nổi bật ở khối này. Tuy nhiên, không địa phương nào có thí sinh đạt 27 điểm ở cả 4 năm liên tiếp.
Xem bảng tỉ lệ của biểu đồ này trên Thư viện Khoa học VLOS